Kết quả tìm kiếm cho "nhộn nhịp mùa lễ hội"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 517
Trong những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường bánh kẹo, mứt lại bắt đầu nhộn nhịp, với đa dạng mẫu mã sản phẩm phục vụ người tiêu dùng.
Tri Tôn là điểm đến ấn tượng trong hành trình tham quan của du khách khi đến An Giang, nhờ phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những “địa chỉ đỏ” nuôi dưỡng tinh thần dân tộc, con người thân thiện, nét văn hóa đồng bào dân tộc Khmer độc đáo… Phát huy tiềm năng, thế mạnh, huyện Tri Tôn đã có những định hướng phát triển du lịch (DL) rất cụ thể.
Rất nhiều bạn trẻ yêu thích chụp ảnh, nhằm ghi lại khoảnh khắc tuổi thanh xuân, nhất là những dịp lễ, Tết nhu cầu chụp ảnh càng cao. Nhờ đó, thợ nhiếp ảnh từ nghiệp dư cho đến chuyên nghiệp tất bật mỗi dịp Xuân về. Các Studio tranh thủ mở cửa đón khách, các bạn sinh viên có tay nghề cũng tranh thủ kiếm thêm thu nhập.
Ở Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.
Cận Tết cũng là thời điểm nghề nấu đường thốt nốt ở vùng Bảy Núi nhộn nhịp. Len lỏi trong các phum, sóc, những lò nấu đường thốt nốt luôn đỏ lửa, nghi ngút khói cả ngày. Ai cũng tích cực làm việc, vì đây là lúc đường thốt nốt được tiêu thụ mạnh, nhờ trùng với dịp cuối năm.
Người Mông tỉnh Điện Biên tổ chức đón Tết cổ truyền Nào Pê Chầu vào thời gian nghỉ ngơi, mọi người về đoàn tụ sau một năm lao động vất vả. Đây là lễ hội tiêu biểu của văn hóa truyền thống dân tộc Mông.
Còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng đang tăng cao. Những ngày này, tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống, shop online… sản phẩm phục vụ Tết khá đa dạng, cùng nhiều chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân.
Nhiều người trong chúng ta đều đã trải qua khoảng thời gian chờ đợi, lênh đênh trên chuyến phà của thập niên 80 - 90 của thế kỷ XX, chắc chắn nhớ tiếng rao “báo đây, báo đây…” quen thuộc vang vọng lấn áp cả tiếng ồn. Những sạp báo “di động” trên tay người bán báo dạo, tin tức nóng hổi hay tin “giật gân” được pho-to ra mới kịp đáp ứng sự tò mò thông tin hoặc chỉ để giết thời gian của lữ khách thư giãn trên chuyến phà chậm rãi vượt sông.
Còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng hoa An Thạnh (xã Hòa An, huyện Chợ Mới) đang bước vào những ngày cao điểm chuẩn bị cho mùa hoa Tết.
Bao đời nay, các hoạt động ven sông thuộc địa phận tỉnh An Giang diễn ra tấp nập, mang nét văn hóa độc đáo của vùng châu thổ Cửu Long. Thế nhưng, hiện nay, việc khai thác loại hình du lịch (DL) này chỉ dừng lại đi ghe, thuyền ngắm cảnh trên sông, các hoạt động trải nghiệm chưa đặc sắc đối với du khách.
Gần đến Giáng sinh, việc trang trí, chuẩn bị để phục vụ cho người dân đến đón lễ và vui chơi, chụp hình lưu niệm tại các nhà thờ gần như đã hoàn tất. Dạo quanh một số nơi cảm nhận được sự tràn ngập không khí rộn ràng của một mùa Giáng sinh mới với những hang đá, cây thông Noel cao vút, đèn nháy lấp lánh...
Với tác phẩm “Mùa cá” (chất liệu vải Jaen), họa sĩ trẻ Lê Công Vương (Vương Lê) đạt giải nhì tại Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024, do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức. Thành tích này tiếp nối “mạch” chiến thắng của họa sĩ Vương Lê ở lĩnh vực mỹ thuật.